trám răng sâu

Hàn trám răng sâu bao nhiêu tiền ? có đau không ?

Trám răng sâu là gì ? các thông tin cần thiết hữu ích về phương pháp nha khoa trám hay còn gọi là hàn răng sâu: quy trình, chi phí và những thông tin cần biết khác dưới đây sẽ giúp bạn có những cái nhìn tổng quát về kỹ thuật trám răng này.

Trám răng sâu

Trám răng sâu là một phương pháp kỹ thuật nha khoa hiệu quả trong việc phục hồi răng bị tổn thương do sâu răng hoặc bị nứt vỡ. Bằng cách bịt kín các lỗ bị sâu, bị tổn thương bằng các vật liệu trám răng, phục hồi lại phần răng bị mất, điều này không chỉ hữu ích trong việc điều trị răng sâu hay răng bị mẻ mà còn giúp cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng bị thưa.

Để hình dung về kỹ thuật quá trình trám răng sâu bạn có thể xem video dưới đây:



Các vật liệu được sử dụng để trám răng phổ biến hiện nay bao gồm: vàng, sứ, nhựa composite. Lựa chọn loại vật liệu cũng ảnh hưởng đến một phần trong chi phí trám răng sâu.

Trám răng sâu bao nhiêu tiền ?

Chi phí trám răng khác nhau tùy theo loại xoang, tình trạng sâu răng và vị trí răng bị sâu. Như loại trám răng sâu composite có gia dao động từ 300k – 800k/răng. Loại Inlay, Onlay kim loại có giá khoảng từ 1tr8/răng trở lên.

Quy trình trám răng sâu

Sau khi khám chẩn đoán tình trạng cần điều trị trám răng, các nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn các phương pháp trám răng cũng như dùng loại vật liệu gì để để phù hợp với tình trạng răng bị sâu của bạn. Sau đó là quá trình thực hiện trám răng bao gồm các bước:

  • Bước 1: loại bỏ phần răng bị tổn thương
  • Bước 2: làm sạch khu vực bị ảnh hưởng
  • Bước 3: trám đầy phần răng bị sâu bằng vật liệu mà bạn đã được tư vấn
  • Bước 4: chỉnh sửa lại chỗ trám và khớp cắn
hàn răng

Trám răng sâu có đau không ?

Trám răng là một phương pháp can thiệp trực tiếp lên vị trí của răng bị sâu. Do đó, trám răng sâu có đau không vẫn là câu hỏi cũng như là nổi lo lắng về cảm giác đau đớn, ê buốt hay khó chịu trong khi trám răng của nhiều người. Để giúp bạn có tâm lý thoải mái hơn, thì những thông tin trong quá trình trám răng dưới đây giúp bạn có những cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này:

Trong quá trình trám răng: trước khi tiến hành, các nha sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê ở vùng răng cần điều trị. Do đó, quanh khu vực cần răng cần trám hoàn toàn bị tê, bạn sẽ không cảm thấy gì khi nha sĩ thực hiện.

Sau khi trám răng xong: đây là thời điểm thuốc gây tê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy đau nhức và ê buốt tùy theo độ nhạy cảm của răng. Tình trang đau nhức sau khi trám sẽ giảm dần sau một vài ngày. Đồng thời, các nha sĩ cũng có thể cung cấp cho bạn một số loại thuốc giảm đau để xoa dịu những cơn đau nhức ngay sau khi điều trị sâu răng.

Răng sâu lỗ to có trám được không ?

Răng sâu bị vỡ có trám được không ? răng bị sâu lỗ to có trám được không ?, … với những lỗ sâu răng to thì diện tích cần hàn sẽ rất lớn, điều này dẫn đến khả năng bám dính của vật liệu trám sẽ bị suy giảm. Vì vậy, với những răng bị sâu lỗ to thường không thể trám, mà thay vào đó các nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn các phương pháp khác như: thực hiện bọc răng sứ, dán veneer hoặc dùng kỹ thuật hàn răng Inlay/Onlay để điều trị.

hàn răng sâu

Hàn răng sâu có được lâu không ?

Tùy theo loại vật liệu cũng như tình trang răng bị sâu của bạn sẽ quyết định đến thời gian bảo vệ răng sau khi hàn. Dưới đây là thời gian dựa theo loại vật liệu bạn có thể tham khảo:

Trám răng mạ vàng: đây là loại vật liệu trám răng tốt nhưng chi phí đắt đỏ, có thể duy trì trong thời gian lên đến 20 năm.

Trám răng composite: loại vật liệu này có màu gần giống với màu răng tự nhiên nên vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ sau khi trám. Hiệu quả của trám răng composite có thể duy trì từ 3 đến 10 năm.

Trám răng bằng sứ: vật liệu này cũng có màu khớp với màu tự nhiên của răng. Trám răng bằng sứ inlay-onlay cũng là một kỹ thuật phổ biến hiện nay, phù hợp với những trường hợp răng bị sứt mẻ lớn, đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp hơn và chi phí cũng khá đắt. Trám bằng sứ có thể duy trì được hơn 10 năm.

Ngoài ra, còn có một số vật liệu trám răng khác như: Amalgam, GIC,…

Trám răng sâu ở đâu tốt ?

Để tìm kiếm một địa chỉ trám răng sâu đảm bảo uy tín chất lượng, bạn có thể tìm hiểu một số nha khoa trám răng tại đây ▸ TPHCM | Hà Nội | Đà Nẵng | Cần Thơ | Hải Phòng | Nha Trang | Huế | Đà Lạt | Vũng Tàu | Bình Dương | Biên Hòa .