lăng minh mạng

Lăng Minh Mạng Huế – danh thắng nổi tiếng tại đất cố đô

Lăng Minh Mạng Huế – một trong những địa danh nổi tiếng của đất kinh thành. Đây cũng là một trong những lăng tẩm uy nghi, đường bệ nhất trong các lăng tẩm của vua nhà Nguyễn. Về cố đô Huế đắm mình trong những kiến trúc tuyệt đẹp, gắn liền với những sự kiện văn hóa, lịch sử đặc sắc, chắc chắn mang đến những trãi nghiệm khó quên trong lòng du khách.

Lăng Minh Mạng Huế

Vua Minh Mạng (Minh Mệnh) tên huý là Nguyễn Phúc Đảm là con trai thứ tư của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao hoàng hậu Trần Thị Đang. Ông sinh giờ Dậu ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi, tức 25 tháng 5 năm 1791, qua đời ngày 28 tháng 12 năm Canh Tý, tức ngày 20 tháng 1 năm 1841. Vua Minh Mạng là vị hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, ông trị vì từ năm 1820 đến khi qua đời.

lăng minh mạng huế

Kể từ khi lên làm vua cho đến năm 1840, Minh Mạng mới quyết định cho xây dựng lăng tẩm của mình ở vị trí đã được lựa chọn. Tuy nhiên, khi việc xây dựng đang được tiến hành thì Minh Mạng lâm bệnh qua đời. Vua Thiệu Trị lên nối ngôi và cho tiếp tục xây dựng lăng, cho đến năm 1843, việc xây dựng lăng mới được hoàn tất.



Lăng Minh Mạng nằm trên ngọn núi Cẩm Kê cách thành phố Huế khoảng 12km, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp nguồn tạo thành sông Hương.

Kiến trúc Lăng Minh Mạng

lăng vua minh mạng

Lăng Minh Mạng có bố cục kiến trúc cân bằng đối xứng với 40 công trình lớn nhỏ được sắp xếp trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m từ Đại Hồng môn ở ngoài cùng tới chân tường của la thành sau mộ vua. Tổng thể lăng có hình dáng một người nằm nghỉ trong tư thế thoải mái, đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên.

đại hồng môn lăng minh mạng

Mở đầu Thần đạo là Đại Hồng Môn, cổng chính vào lăng, xây bằng vôi gạch, cao hơn 9 m, rộng 12 m. Cổng này có ba lối đi với 24 lá mái lô nhô cao thấp và các đồ án trang trí cá chép hóa rồng, long vân… được coi là tiêu biểu của loại cổng tam quan đời Nguyễn. Cổng chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào trong lăng, sau đó được đóng kín, ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.

lăng minh mạng - bái đình

Sau Đại Hồng Môn là Bái Đình, lát gạch Bát Tràng (sân rộng 45 x 45 m), hai bên có hai hàng tượng quan văn võ, voi ngựa bằng đá đứng chầu. Những tượng người và voi ngựa ở đây được điêu khắc theo lối tả chân, gần giống với thực tế.

bi đình - lăng mộ hoàng đế minh mạng

Cuối sân là Bi Đình bên trong có bia “Thánh đức thần công” bằng đá Thanh ghi bài văn bia của vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha.

lăng mộ hoàng đế minh mạng

Đi qua Bi Đình, bạn lại gặp khoảng sân rộng tiếp theo chia làm bốn bậc lớn nhằm giảm bớt cảm giác choáng ngợp của con người trước sự mênh mông của kiến trúc, đó là sân triều lễ. Hình trên là khoảng sân sau Bi Đình, đang nhìn về hướng Cửa Hiển Đức.

hình ảnh lăng minh mạng

Đây chính là Cửa Hiển Đức là cổng chính của khu vực tẩm điện. Đồng thời đây là cánh cổng thứ hai (sau cổng Đại Hồng Môn) nằm trên trục Thần đạo, được giới hạn bởi khung thành hình vuông biểu tượng cho mặt đất.

lăng mộ hoàng đế minh mạng

Sau Cửa Hiển Đức sẽ mở ra hàng loạt các kiến trúc tiếp theo để du khách có thể tiếp tục hành trình khám phá.

Lăng Minh Mạng nằm ở đâu ?

Lăng Mộ Hoàng Đế Minh Mạng nằm trên núi Cẩm Kê, ấp An Bằng, thuộc xã Hương Thọ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bạn có thể xem vị trí và đường đi trên bản đồ tại đây ▸ Lăng Minh Mạng.

Video giới thiệu Lăng Minh Mạng

Nếu bạn chưa có dịp ghé thăm vùng đất Cố đô vốn có rất nhiều địa danh nổi tiếng, trong đó có Lăng Vua Minh Mạng thì có thể chiêm ngưỡng và khám phá vẻ đẹp của lăng qua video dưới đây.